Nguyên nhân chậm lớn trên Tôm và cách phòng trị

Bài viết của chúng tôi cung cấp những nguyên nhân làm tôm nuôi chậm lớn để bà con phòng tránh và nâng cao hiệu quả vụ nuôi. Tôm giống chất lượng kém Do tôm bố mẹ cho đẻ nhiều lần, quá trình chăm sóc, vận chuyển chưa đúng cách, tôm nhiễm mầm bệnh. Giải pháp ->Lựa chọn con giống của nhà sản xuất có uy tín. ->Kiểm tra bệnh trên tôm trước khi thả nuôi, hoặc đưa mẫu tôm tới trung tâm kiểm dịch tôm giống. Thức ăn chất lượng kém: Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi, thức ăn có đầy đủ dinh dưỡng giúp tôm nuôi tăng trưởng tốt, lớn nhanh và có sức đề kháng với mầm bệnh. Tuy nhiên vì chưa có nhiều thông tin về sản phẩm thức ăn nên vẫn còn tình trạng thức ăn giả, thức ăn kém chất lượng trên thị trường. Người nuôi vô tình mua phải những loại thức ăn này do đó cung cấp dinh dưỡng không đầy đủ cho tôm, từ đó làm tôm chậm lớn. Ngoài ra thức ăn nuôi tôm cần được bảo quản đúng cách, tránh đặt dưới sàn nhà ẩm ướt hoặc ánh nắng trực tiếp chiếu vào sẽ làm giảm chất lượng của thức ăn. Việc cho ăn không đúng cách cũng làm tôm phân đàn, chậm lớn, không đồng đều, năng suất giảm. Mật độ quá dày, sinh khối lớn Khi nuôi tôm mật độ quá dày, nhưng không cung cấp đủ chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết cho tôm phát triển làm tôm chậm lớn. Khuyến cáo: nuôi tôm mật độ phù hợp với mô hình nuôi để đảm bảo tôm sinh trưởng và phát triển tốt. Định kỳ chài lưới kiểm tra đánh giá số lượng tôm có trong ao và thường xuyên kiểm tra nhá cho tôm ăn để canh lượng thức ăn cho phù hợp. Định kỳ bổ sung khoáng vào thức ăn tôm và khoáng tạt vào ao nuôi. Nếu đánh khoáng nên đánh vào buổi tối. Bệnh phân trắng mãn tính Sau khi tôm bị mắc bệnh phân trắng nếu không kịp thời chữa trị tôm yếu dần khả năng hấp thu chất dinh dưỡng kém làm cho tôm bị chậm lớn. Do đó, khi phát hiện tôm bị bệnh phân trắng cần có biện pháp điều trị kịp thời và trị dứt điểm. Sau đó bổ sung men đường ruột Lactozyme ( liều lượng 5g/kg thức ăn) + acid hữu cơ Organic (liều lượng 10g/kg thức ăn)vào thức ăn cho tôm để cải thiện hệ vi sinh vật, giúp tôm hấp thụ chất dinh dưỡng.

Tôm mắc các bệnh gây chậm lớn

  • Hội chứng chậm tăng trưởng
  • Bệnh còi ở tôm sú
  • Bệnh vi bào tử trùng
Lạm dụng kháng sinh để phòng bệnh cho tôm Việc sử dụng kháng sinh để phòng bệnh cho tôm và dùng quá liều kháng sinh khi trị bệnh giảm khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm làm tôm chậm lớn. Lưu ý khi sử dụng kháng sinh trị bệnh cho tôm: dùng đúng liều đúng chu trình 5-7 ngày tránh lờn thuốc. Sau đó cần bổ sung sorbitol 2g/1kg thức ăn nhằm giúp tôm đào thải kháng sinh hoặc thay thế bằng Kat- taurine ( liều dùng 1-2ml/kg thức ăn) sau khi dùng kháng sinh 3 ngày phải cho tôm ăn men đường ruột để khôi phục hệ vi khuẩn có lợi trong đường ruột tôm. **không sử dụng kháng sinh phòng bệnh cho tôm giống và tôm nuôi, vì sẽ gây lờn thuốc và giảm khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm. CÔNG TY TNHH TÂN HOÀNG LONG Chuyên: Kinh doanh thuốc thú y thủy sản 📞Hotline: 0915.594.598 ⛳Địa chỉ: Số 62A, Phạm Ngọc Thạch, Phường 6, Quận 3, Tp.HCM  

Gọi ngay