Bệnh mới trên cá rô phi

Nguyên nhân
Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Fracisella tuansensis và hai loài phụ là F. phillomia và F. piscicida.. Chúng là những loài vi khuẩn ký sinh nội bào tùy nghi. Francisella thuộc nhóm vi khuẩn Gram âm (-), trực khuẩn ngắn (0,2 – 1,7 micromet), không có khả năng di động và hiếu khí bắt buộc. Đặc điểm quan trọng là chúng không nuôi cấy được trên môi trường thông thường mà phải sử dụng môi trường phân lập từ CHA BHO hoặc CHA + Tilapia blood + Polymicin B.
Triệu chứng
3. Dấu hiệu lâm sàng  Cá bị bệnh thường tiết nhiều chất nhờn và có nhiều vết loét trên da. Cá yếu, bơi lờ đờ, màu sắc cơ thể tối sẫm lại. Qua sát mang cá thấy mang nhợt màu (hiếm khi phát hiện thấy những đốm trắng nhỏ trên mang. Da ban đầu có những vết xuất huyết điểm, sau đó đến xuất huyết vây và tạo ra những vết lở loét. Hiếm khi bắt gặp cá bị lồi mắt. Phần bụng trương to do tích nhiều dịch trong xoan bụng và nội quan. Lách và thận sưng to. 4. Chẩn đoán Dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và dấu hiệu đặc trưng của bệnh là thận lách sưng to (a), xuất hiện các vết viêm hạt tràn lan trên thận và lách (b), (c). Chẩn đoán xác nhận: nuôi cấy trên môi trường Cystein Heart Agar bổ sung 5% máu cừu ở 25 – 30oC.
Phân bố
Đây là bệnh mới trên cá rô phi trong các hệ thống nuôi trên toàn thế giới.
Phòng trị
Cá sống sót sau dịch bệnh vẫn còn mang vi khuẩn nên là nguồn lây nhiễm mặc dù không có biểu hiện bên ngoài và vẫn bắt mồi bình thường. Biện pháp phòng bệnh hiệu quả là phải cách ly 30 ngày cá mới nhập trại. kiễm tra cá bằng PCR. Hạn chế tối đa gây stress cho cá như phân cỡ, vận chuyển khi nghi ngờ bệnh xảy ra. Áp dụng các biện pháp an toàn sinh học tại vùng nuôi xảy ra bệnh. Vớt và xử lý các bệnh chết hằng ngày. Khi cá bệnh có thể sử dụng Flophenicol: 15mg/ kg cá/ngày. Hoặc có thể sử dụng Oxytetracyline (OTC) dehydrate với liều 2,5 – 3,5 g/kg thức ăn trong 10 ngày (Ngưng cho ăn thuốc tối thiểu 21 ngày trước khi thu hoạch).

Gọi ngay