Những năm qua, con tôm Việt Nam đã và đang khẳng định được chỗ đứng trên thị trường xuất khẩu ra thế giới.
Nuôi tôm CNC bước đầu tốn nhiều chi phí, tuy nhiên các thiết bị đó sẽ được tận dụng trong những mùa vụ tiếp theo.
Chính vì vậy, bà con nông dân luôn tìm kiếm, tăng năng suất con tôm với những mô hình khác nhau. Tuy nhiên, nên nuôi tôm công nghệ cao hay nuôi tôm bền vững. Bài viết sau đây sẽ trình bày rõ hơn về cơ hội và thách thức của 2 mô hình này, để từ đó tìm hướng giải quyết tốt nhất.
Nuôi tôm công nghệ cao
Lợi ích
Khi mà giá trị con tôm trên thị trường xuất khẩu tăng lên, người nông dân tích cực tìm hướng đi mới, để làm sao tăng năng suất tôm. Cùng với việc áp dụng công nghệ 4.0, thời gian gần đây, xuất hiện nhiều mô hình nuôi tôm công nghệ cao (Viết tắt nuôi tôm CNC).
Chính vì lý do này, mà bà con chủ động hơn trong việc quản lý dịch bệnh, giám sát môi trường, tiết kiệm được nguồn nhân lực. Điển hình hiện nay, nhiều bà con đã bắt đầu sử dụng máy cho ăn tự động, để giúp tôm ăn đúng nhu cầu, đúng số lượng. Khi tôm ăn đúng giờ, sẽ đi ngủ đúng giờ. Nhờ vậy mà lượng thức ăn khi được tôm tiêu thụ sẽ chuyển hóa triệt để. Giảm thiểu được hệ số chuyển đổi thức ăn và giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường.
Mặc dù, nuôi tôm công nghệ cao ban đầu có mức chi phí cao. Tuy nhiên, các thiết bị có thể sử dụng lâu dài, hạn chế được sức người. Con tôm sẽ không bị chi phối bởi thời tiết, nhiệt độ, phân tầng của nước. Từ đó, tôm được khỏe mạnh và sinh trưởng tốt hơn.
Đặc biệt, so với mô hình nuôi tôm truyền thống, nuôi tôm công nghệ cao sử dụng ít đất đai hơn. Cho ra sản lượng cao gấp nhiều lần. Đảo đảm an toàn sinh học do ít sử dụng kháng sinh hơn hoặc kiểm soát tốt tác động với môi trường.
Bên cạnh đó, nếu so sánh theo lợi ích kinh tế, thì mô hình nuôi tôm công nghệ cao không tốn kém nhiều chi phí như bà con vẫn nghĩ. Bởi, các thiết bị sẽ được sử dụng qua nhiều mùa vụ. Nếu so sánh với lợi ích kinh tế và vấn đề bảo vệ môi trường thì bước đi này hoàn toàn có lợi. Đây cũng được xem là hướng phát triển bền vững của ngành nuôi tôm.
Thách thức
Bên cạnh cơ hội, thì nguồn vốn đầu tư lớn chính là thách thức của bà con nông dân, khi tiếp cận mô hình nuôi tôm công nghệ cao. Đa số các hộ theo mô hình này, hầu như đã có tiềm lực kinh tế sẵn, không phải đi vay vốn khắp nơi.
Trích dẫn từ bài đăng của Tạp chí điện tử Thủy sản Việt Nam có tên là “Xu thế nuôi tôm công nghệ cao” đã đề cập đến mô hình nuôi tôm công nghệ cao của ông Đặng Văn Ngọc (Hợp tác xã 30/4, huyện Hòa Bình). Trở ngại lớn nhất khi nuôi tôm CNC đó chính là cúp điện và đầu ra của con tôm. Ước tính, nếu sử dụng điện 3 pha, và sử dụng 500m dây điện kéo vào trại nuôi.
Nhưng mỗi khi cúp điện, người dân phải sử dụng máy phát điện chạy bằng dầu. Giả sử cúp điện 1 ngày, tổng tiền đầu phải chạy cho 2 ao là 2 – 3 triệu đồng. Đồng thời, đầu ra cũng là vấn đề nan giải, bởi chi phí đã bỏ ra rất cao, nếu giá tôm không ổn định, thì bà con sẽ không có lời.
Chi phí đầu tư cho mô hình nuôi tôm CNC khá lớn, do đó bà con nông dân ngại trong việc tiếp cận mô hình mới này.
Tại tỉnh Bạc Liêu – Thủ phủ nuôi tôm của cả nước, hệ thống điện 3 pha còn hạn chế, do chưa có chính sách hỗ trợ giá điện. Do đó, bà con bị phụ thuộc nhiều vào máy phát điện dự phòng, mà giá thành sản xuất cao, con tôm bị cạnh tranh ngay cả trên sân nhà lẫn sân quốc tế. Từ đó, tạo ra tâm lý lo lắng, bất an cho người nuôi tôm.
Hơn thế nữa, mô hình công nghệ cao lại càng thêm mới mẻ. Với tâm lý ngại tiếp cận, sử dụng công nghệ là rào cản lớn nhất để người nuôi tôm rẽ hướng sang mô hình CNC.
Nuôi tôm bền vững
Đi ngược lại với mô hình nuôi tôm công nghệ cao, nhiều bà con nông dân lại bám trụ với mô hình nuôi tôm bền vững theo hướng truyền thống. Vậy tại sao lại xuất hiện điều đó, trong khi nuôi tôm CNC vừa mang lại lợi nhuận cao, lại vừa tiết kiệm được sức người.
Lợi ích
Để lý giải điều này, chúng ta có thể nhìn thấy được những lợi ích trước mặt mà nuôi tôm công nghệ cao không thể thay thế cho nuôi tôm bền vững:
– Thứ nhất: Nuôi tôm bền vững với chi phí đầu tư ít nên sau khi thu hoạch. Nếu đúng vào thời điểm tôm được mùa thì bà con sẽ thu được lợi nhuận cao, bởi việc chi trả cho chi phí đầu tư rất ít, bao gồm tiền thức ăn, tiền điện và một số khoản chi liên quan.
– Thứ hai: Nguồn thức ăn sử dụng cho tôm nuôi theo mô hình bền vững là hoàn toàn tự nhiên, có thể có trong ao nuôi không sử dụng nguồn thức ăn ngoài, để đảm bảo con tôm có thể phát triển bình thường. Bên cạnh đó, lượng tôm giống cũng có nguồn gốc tự nhiên. Diện tích ao nuôi thường khá lớn, do đó, cũng cần số lượng giống để thả.
Nuôi tôm bền vững có chi phí đầu tư ít hơn so với nuôi tôm CNC.
– Thứ ba: Bà con chủ yếu vận dụng sức người, cho tôm ăn thủ công, nhưng lượng thức ăn sẽ được bổ sung theo tuần. Nuôi tôm bền vững không áp dụng các thiết bị tự động nên tiết kiệm được tiền điện. Đa số đều để tôm lớn trong môi trường tự nhiên là chủ yếu.
– Thứ tư: Chi phí đầu tư cho nuôi tôm bền vững thấp hơn nhiều so với nuôi tôm công nghệ cao. Do đó, khi có dịch bệnh hay giá tôm xuống thấp. Bà con cũng không phải rơi vào tình cảnh lỗ nặng hay mất trắng.
Như vậy, có thể thấy được, tại sao trong khi cả nước lại tập trung sản xuất, nuôi tôm theo mô hình công nghệ cao thì vẫn có một số địa phương lại chọn nuôi tôm bền vững. Bởi, chúng tồn tại ít rủi ro về kinh tế hơn. Hơn thế nữa, với tư duy khó tiếp cận cái mới, một phần do kinh phí bỏ ra cho mô hình công nghệ cao quá lớn, đã khiến nhiều bà con chấp nhận canh tác bền vững.
Lấy ví dụ điển hình:
Tại Đồng bằng Sông Cửu Long, bà con đang áp dụng nuôi tôm – lúa. Trong thời gian qua, đã mang lại hiệu quả kinh tế vô cùng cao. Mô hình nuôi tôm – lúa bền vững làm giảm diện tích sử dụng đất, giảm lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Đảm bảo sức khỏe cho con người, mô hình nuôi tôm bền vững thân thiện với môi trường.
Mô hình nuôi tôm – lúa được phát triển với mật độ thưa, tôm nhanh lớn, ít dịch bệnh. Tạo môi trường tốt cho tôm phát triển.
Thách thức
Bên cạnh cơ hội, nghề nuôi tôm bền vững đang đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường. Cộng thêm việc lạm dụng chế phẩm sinh học rất khó kiểm soát. Dẫn đến chi phí nuôi tôm của Việt Nam cao hơn với các nước trên thế giới, nên rất khó cạnh tranh.
Biến đổi khí hậu, khiến môi trường nước thay đổi, dẫn đến mô hình nuôi tôm bền vững gặp nhiều khó khăn.
Nhìn nhận vào thực tế hiện nay, mô hình nuôi tôm bền vững đang gặp nhiều khó khăn. Cụ thể:
– Quy hoạch vùng nuôi tôm chưa được kiểm soát chặt chẽ. Dẫn đến hệ thống cấp thoát nước nuôi tôm gặp bất lợi.
– Biến đổi khí hậu, khiến môi trường nước bị thay đổi liên tục.
– Chưa xử lý được các dịch bệnh trên tôm hiệu quả.
– Cơ sở hạ tầng thấp kém, chưa được đồng bộ. Thiếu thiết kế ao lắng để dự trữ nước.
– Nguồn giống chưa được kiểm chứng, thiếu sự kiểm soát về chất lượng.
– Khi thả giống theo cảm tính, không dựa vào lịch trình thời vụ.
– Sự liên kết giữa sản xuất và bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức.
Kết hợp 2 mô hình nuôi tôm công nghệ cao bền vững
Hiện nay, tại 2 tỉnh có mật độ nuôi tôm lớn nhất cả nước, chính là Sóc Trăng và Bạc Liêu. Đang phát triển kết hợp 2 mô hình nuôi tôm công nghệ cao theo hướng bền vững. Áp dụng tiến bộ kỹ thuật, nhằm giảm thiểu việc sử dụng hóa chất, vi sinh và thuốc kháng sinh, đảm bảo con tôm luôn khỏe mạnh, trở thành thực phẩm sạch.
Mô hình nuôi tôm công nghệ cao hết hợp bền vững được gọi là mô hình 3 tốt:
– Lợi nhuận tốt
– Tăng trưởng tốt
– Tỷ lệ thành công tốt.
Với mô hình này, tỷ lệ sử dụng diện tích xử lý nước được giảm chỉ bằng ⅓ so với diện tích được khuyến cáo. Do đó, hiệu suất sử dụng đất tăng cao, tiết kiệm điện năng, giảm thiểu được chi phí cho việc sử dụng hóa chất. Mô hình này tuyệt đối không sử dụng thuốc kháng sinh. Góp phần bảo vệ môi trường nuôi tôm và nâng cao được tính cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.
Với những ưu điểm vô cùng vượt trội, mô hình nuôi tôm công nghệ cao bền vững “3 Tốt” đã và đang được các hộ nuôi tôm tại tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu ghi nhận. Bằng việc, mô hình này không làm thay đổi kết cấu ao nuôi, dễ thực hiện, sử dụng vi sinh là chủ yếu, nói không với kháng sinh, hạn chế thay nước, chi phí thấp và được đánh giá cao về hiệu quả trong quá trình triển khai.
Nuôi tôm công nghệ cao hay nuôi tôm bền vững, tất cả cũng chỉ hướng tới mục đích: Phát triển kinh tế, nâng cao giá trị con tôm,… Với những thông tin từ bài viết sẽ giúp bà con nông dân cập nhật được tin tức mới nhất về ngành nuôi trồng thủy sản.