ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN THẤP LÊN ĐIỀU HÒA ÁP SUẤT THẨM THẤU VÀ HOẠT TÍNH MEN NA+ /K+ ATPASE Ở TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei)

Áp suất thẩm thấu (ASTT) của dịch máu tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) khi chuyển trực tiếp từ môi trường có độ mặn 28 ‰ vào môi trường có độ mặn 0,5 ‰ hoặc1 ‰ đã bị giảm rất nhanh từ 800 mOsm xuống 540 mOsm sau 6 giờ. Giá trị này cũng giảm đột ngột từ 800 mOsm xuống 560 mOsm khi cho tôm vào độ mặn 3 ‰ sau 6 giờ và 1 ngày thí nghiệm. Sự khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) xuất hiện giữa ASTT của tôm tại thời điểm 0 giờ so với các thời điểm thu mẫu khác. Như vậy tôm thẻ chân trắng khi chuyển vào môi trường có độ mặn thấp đã điều hòa tình trạng ASTT cao so với môi trường (hyper-osmoregulatory). Nồng độ Na+ trong dịch máu tôm đã không thay đổi ở nghiệm thức 28 ‰. Trong khi đó ở các nghiệm thức khác giá trị này giảm rất nhanh và có ý nghĩa so với đối chứng (p<0,05). Ở độ mặn 0,5 ‰ và 1 ‰, nồng độ ion Natri đã giảm từ 380 mmol/L xuống 180 và 200mmol/L theo thứ tự sau 6 giờ. Hoạt tính của men này cao nhất trong tôm ở độ mặn 7 ‰ là 6,5 ± 1,6 µmol ADP/mg protein/h. Hoạt tính của Na/K ATPase trong mang tôm đã gia tăng khi chuyển vào môi trường có độ mặn thấp ngoại trừ nghiệm thức 0,5 và 1 ‰. Kết quả thí nghiệm này cho thấy tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) không thể sống sót ở độ mặn thấp (<1 ‰) vì mất khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu trong máu.

                                                                                                                                                           Tân Hoàng Long

Gọi ngay