NUÔI TÔM KẾT HỢP THẢ CÁ RÔ PHI XỬ LÝ NGUỒN NƯỚC

Hiện nay, nuôi tôm kết hợp cá rô phi xử lý nước ở ấp Vĩnh Điền (xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải) được xem là mô hình cho hiệu quả kinh tế cao. Mô hình nuôi tôm kết hợp nuôi cá rô phi xử lý nguồn nước ở ấp Vĩnh Điền (xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải). Ảnh: M.Đ Mô hình nuôi tôm kết hợp thả cá rô phi được áp dụng trên 2 đối tượng tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Hình thức gồm nuôi mật độ thưa, nuôi xen ghép cá rô phi trong ao tôm, ương san, thả nuôi cuốn chiếu (thả giống từng đợt). Việc thả cá rô phi nhằm xử lý nguồn nước, tránh ô nhiễm môi trường, hạn chế dịch bệnh lây lan từ bên ngoài vào ao nuôi. Đối với tôm sú, thời gian nuôi thường kéo dài từ 5 – 6 tháng. Mật độ thả: 20 – 30/m2. Năng suất thu hoạch đạt từ 3,0 – 3,5 tấn/ha. Người nuôi có lợi nhuận từ 200 – 300 triệu đồng/ha, cá biệt có hộ đạt năng suất 6 tấn/ha, lợi nhuận trên 500 triệu đồng. Đối với tôm thẻ chân trắng, thời gian nuôi ngắn hơn (từ 3 – 3,5 tháng). Mật độ thả dày hơn tôm sú (từ 50 – 100 con/m2). Năng suất thu hoạch đạt từ 6 – 10 tấn/ha. Lợi nhuận người nuôi thu được từ 400 – 600 triệu đồng/ha/vụ, cá biệt có hộ đạt năng suất trên 10 tấn/ha/vụ, lợi nhuận từ 500 – 600 triệu đồng/ha. Theo nhiều nông dân, việc nuôi tôm kết hợp thả cá rô phi xử lý nước cho hiệu quả kinh tế cao. Ông Phạm Thái Hòa (ấp Vĩnh Điền, xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải) chia sẻ: Từ khi tham quan các mô hình nuôi tôm kết hợp với cá rô phi để xử lý nguồn nước, nhiều hộ áp dụng theo và đều rất trúng. Riêng gia đình tôi, vụ tôm năm nay sẽ sử dụng tất cả 6 ao với 2ha áp dụng kỹ thuật nuôi tôm kết hợp cá rô phi”. Từ hiệu quả của mô hình này, ngành chức năng và các địa phương trong tỉnh đang khuyến cáo nhân rộng trong các hộ nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh.

Gọi ngay