Khi trời mưa nhiệt độ, độ mặn, pH và oxy hòa tan trong ao đều bị giảm đột ngột. Việc chăm sóc tôm nuôi trong mùa mưa nhất là những cơn mưa liên tục kéo dài gây nhiều khó khăn cho người nuôi, kể cả những người nuôi có kinh nghiệm, từ việc xả nước mặt cho đến chế độ tăng giảm lượng thức ăn cho hợp lý tránh dư thừa thức ăn.
Khi trời mưa, nước mưa thường có tính axit do có nhiều CO2 trong không khí hòa tan, làm giảm pH của nước ao nuôi. Nhưng khi nước có độ kiềm cao thì pH của nước ít bị thay đổi, do đó trước khi mưa thường tạt vôi.
Độ kiềm thích hợp cho tôm sú là 90-130ppm, cho tôm thẻ chân trắng là 100-150ppm. Khi tôm >90 ngày tuổi, cần độ kiềm cao hơn. Cụ thể như sau:
Độ kiềm đối với nước nuôi tôm sú:
– Tôm mới thả: 80-100ppm
– 45 ngày tuổi trở lên: 100-130ppm.
– 90 ngày tuổi trở lên: 130-160 ppm.
Độ kiềm đối với nước nuôi tôm thẻ chân trắng:
– Tôm mới thả: 100-120ppm
– 45 ngày tuổi trở lên: 120-150ppm.
– 90 ngày tuổi trở lên: 150-200 ppm.
Phương pháp tăng độ kiềm trong ao nuôi
– Ngâm vôi dolomite vào nước ngọt 24h sau đó tạt đều xuống ao vào lúc 8-10 giờ đêm.
– Cứ 1,655 g vôi dolomite làm cho 1m3 nước tăng độ kiềm lên 1 mg/ml.
– Cách tính lượng vôi dolonite: để tăng độ kiềm cho ao 5000 m3 từ độ kiềm 80 mg/ml lên 90 mg/ml: Lượng vôi dolomite cần sử dụng = 5000 x 1,655 x (90-80)/1000 = 82,75kg Khi tăng độ kiềm trong ao, lưu ý rằng chỉ tăng 1 lần 10 mg/ml; sau đó lặp lại, không tăng 1 lần quá nhiều sẽ làm tôm bị sốc. Nếu sử dụng phương pháp trên mà độ kiềm không tăng hoặc tăng quá chậm thì chúng ta dùng biện pháp sau: Kết hợp 70% lượng vôi cần theo cách tính trên là soda (NaHCO3), 30% lượng vôi cần đánh theo công thức trên là dolomite. Ngâm vào nước ngọt 24h sau đó tạt đều xuống ao vào lúc 8-10 giờ đêm.
Hoàng Long 10/09/2021.