Ứng dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Ao tôm
Áp dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản được xem là hướng đi hiệu quả.

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản là hướng đi hiệu quả nhằm bảo vệ môi trường và tăng lợi nhuận kinh tế. Qua đó sẽ hạn chế sử dụng các hóa chất, kháng sinh gây nhiều tác dụng phụ trong phòng trị bệnh. Tăng cường sử dụng chế phẩm sinh học (men vi sinh) góp phần thúc đẩy ngành thủy sản phát triển bền vững.

Chế phẩm sinh học trong thủy sản có tác dụng như chất thúc đẩy tăng trưởng về dinh dưỡng, chất kích thích miễn dịch và nâng cao khả năng thích nghi với môi trường. Đây có thể xem như là phương pháp phòng bệnh vô cùng hiệu quả.

Men vi sinh trong NTTS

Men vi sinh gồm hai thành phần chính là vi khuẩn có lợi và các chất dinh dưỡng nuôi vi khuẩn. Vi khuẩn có lợi được phân lập từ nhiều nguồn khác nhau như Bacillus. spLactobacillus,… Các chất dinh dưỡng là các loại như đường, muối, muối magie,… Men vi sinh có 2 dạng, dạng nước và dạng bột (dạng viên) và chúng thường có 2 loại, loại dùng xử lý môi trường (loài vi khuẩn chính là Bacillus. sp) và loại trộn vào thức ăn (loại vi khuẩn chính là Lactobacillus). Men vi sinhMen vi sinh đem lại nhiều tác dụng tốt như làm ổn định chất lượng nước và nền đáy trong ao nuôi Một số chủng men vi sinh được đưa vào các sản phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản, bao gồm LactobacillusBacillus, khuẩn acid lactic, vi khuẩn quang hợp, Nitrosobacteria,… Các sản phẩm đã được nghiên cứu và chứng nhận là có lợi trong ao nuôi, không gây độc hại. Nếu sử dụng đúng cách theo định kỳ sẽ nâng cao tỷ lệ thành công của vụ nuôi.

Lợi ích từ men vi sinh trong NTTS

  • Trong nuôi trồng thủy sản men vi sinh đem lại nhiều tác dụng tốt như làm ổn định chất lượng nước và nền đáy trong ao nuôi, nâng cao sức khỏe và sức đề kháng tôm cá, giảm tình trạng ô nhiễm môi trường và nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn trong quá trình nuôi.
  • Quá trình sử dụng men vi sinh các vi khuẩn sẽ hoạt động tích cực qua một hay nhiều cơ chế tác động:
  • – Cạnh tranh mạnh mẽ về các chất dinh dưỡng, năng lượng và giá thể với nhiều loài vi khuẩn độc hại khác và tảo độc.
  • – Chuyển hóa các chất thải hữu cơ như thức ăn thừa, xác tảo, cặn bã thành CO2 và nước.
  • – Chuyển các khí độc như NH3, NO2 thành các chất không độc NH4+, NO3.
  • – Hạn chế được vi khuẩn có hại có trong đường ruột, giúp chuyển hóa thức ăn hiệu quả.
  • – Tiết ra các chất để kìm hãm hay tiêu diệt mầm bệnh.
  • Hơn nữa, khi sử dụng men vi sinh sẽ có tác động đối với môi trường ao nuôi:
  • – Ổn định pH (trong suốt quá trình nuôi pH chỉ dao động từ 8.0 – 8.2).
  • – Màu nước ổn định nên từ 25 đến 35cm.
  • – Bùn đáy ao, phân tôm, thức ăn dư thừa hay các chất hữu cơ khác giảm 50% so với ao không sử dụng men vi sinh định kỳ.
  • – Giảm Nitrite, Nitrate, đồng thời giảm đi mùi hôi, các khí độc, kiểm soát hiệu quả sự kết váng trên bề mặt, bùn đáy ao và tạo môi trường nuôi ổn định lâu dài cho tôm cá.

Sử dụng men vi sinh hiệu quả

Sử dụng men vi sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố cơ bản bao gồm như chủng men, mức độ liều lượng, hình thức bổ sung và thời gian áp dụng.

Lựa chọn chủng men phù hợp

Lựa chọn các chủng men vi sinh tiềm năng dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau: như tăng trưởng chất nhầy, dung nạp axit và mật, sản xuất enzyme ngoại bào, ức chế sự tăng trưởng của mầm bệnh và an toàn sinh học. Một trong các tiêu chí quan trọng là độ bám dính vào niêm mạc ruột, đây được xem là điều kiện tiên quyết cho tác dụng lâu dài của men vi sinh.

Dùng trong chế độ ăn uống và tắm

Bổ sung men vào khẩu phần ăn là phương pháp quản lý phổ biến nhất. Thông thường, men vi sinh được áp dụng trong thức ăn dưới dạng nuôi cấp đông khô, thỉnh thoảng được trộn với lipid để thêm vào như một dạng bổ sung.

Kết hợp nhiều chủng vi sinh vật

  • Hiện tại việc bổ sung kết hợp các chế phẩm sinh học trong chế độ ăn uống trên động vật thủy sản ngày càng phổ biến. Ưu điểm của các chế phẩm đa chủng là chúng hoạt động tốt trong các điều kiện khác nhau cũng như có tác dụng với nhiều đối tượng nuôi.
  • TÂN HOÀNG LONG.

Gọi ngay