Tầm quan trọng của Vitamin C cho tôm trong nuôi tôm công nghệ cao cần phải được quan tâm. Bởi tôm là loài động vật biến nhiệt, có sự thay đổi nhiệt độ rất lớn theo môi trường. Chính đặc điểm này làm cho tôm có một nhược điểm lớn là không có khả năng tổng hợp vitamin trong cơ thể. Khiến cho tỷ lệ vitamin sẽ không đủ nhu cầu vitamin trong cơ thể của tôm. Do đó, việc cung cấp đầy đủ vitamin và bổ sung Vitamin C cho tôm là rất cần thiết và quan trọng.
Vai trò của Vitamin C cho tôm:
- Vitamin C được xem như là chất chống ôxy hóa, kích thích hệ miễn dịch, hỗ trợ hấp thu sắt, giúp ngăn ngừa hiện tượng thiếu máu thường gặp và giảm stress.
- Tôm thường hấp thu Vitamin C từ thức ăn.
- Thức ăn thiếu vitamin C là nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng bệnh lý như bệnh chết đen do màu sắc cơ thể chuyển sang màu đen tối và làm giảm tỷ lệ sống của ấu trùng tôm.
- Tôm giai đoạn ấu trùng cần bổ sung Vitamin C cho tôm nhiều hơn so với giai đoạn trưởng thành
Nhu cầu và chế độ sử dụng Vitamin C cho tôm:
- Hầu hết tôm đều có các yêu cầu về chế độ sử dụng Vitamin C theo định lượng sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố gồm: thói quen, kích thước và tốc độ tăng trưởng của tôm nuôi, hình thức nuôi, quá trình sản xuất khẩu phần thức ăn; các đặc tính của môi trường nước và tình trạng sinh lý của tôm; giai đoạn phát triển.
- Nhu cầu bổ sung Vitamin C cho tôm thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển. Ở giai đoạn ấu trùng tôm cần được cung cấp lượng Vitamin C nhiều hơn giai đoạn trưởng thành và giai đoạn bố mẹ (Ở giai đoạn ấu trùng tôm càng xanh cần bổ sung 200 mg Vitamin C/kg thức ăn, giai đoạn tôm giống cần bổ sung 100 mg/kg thức ăn).
- Khi tôm bị bệnh thì nhu cầu bổ sung Vitamin C cũng sẽ cao hơn so với tôm khỏe mạnh.
- Để hạn chế sự hao hụt Vitamin C, cần phải tạt xuống ao nuôi trước khi bổ sung vào thức ăn. Người nuôi có thể bổ sung Vitamin C cho tôm vào thức ăn loại vi bọc do hàm lượng Vitamin C ở dạng này khoảng 80 – 90% và có thể lưu trữ trong vài tháng.