Bệnh đốm đen trên tôm thẻ thường xuất hiện trong các ao nuôi bị ô nhiễm, tôm thả với mật độ dày, hàm lượng khí độc NH3, H2S, NO2 cao, DO < 6ppm, kiềm < 100ppm, độ mặn < 10‰, nhiệt độ nước > 290C trong thời gian dài.
Bệnh có thể xuất hiện quanh năm, đặc biệt vào thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi bất thường kéo dài trong 5-10 ngày khiến vi khuẩn bùng phát mạnh. Giai đoạn tôm cần hấp thu nhiều khoáng chất nhất để tăng trưởng chính là giai đoạn tôm từ 35 ngày tuổi trở lên, cũng là lúc bệnh đốm đen dễ xảy ra nhất, tỷ lệ tôm bệnh thường tăng cao.
Trong bài viết này, TÂN HOÀNG LONGsẽ chia sẽ với bà con các dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân gây bệnh và cách phòng trị bệnh đốm đen trên tôm để bà con dễ dàng bắt bệnh cũng như xử lý dứt điểm tình trạng này, tránh gây mất mùa mất giá.
Dấu hiệu nhận biết tôm bị bệnh đốm đen
Giai đoạn nghi ngờ
Giai đoạn bệnh nhẹ
Giai đoạn bệnh nặng
Giai đoạn nghi ngờ: tôm có dấu hiệu mỏng vỏ, mềm vỏ, chậm lột, lột lâu cứng vỏ. Tôm bắt mồi yếu, một số tấp mé hoặc bơi lờ đờ, đa số là tôm sắp lột.
Giai đoạn bệnh nhẹ: nấm và vi khuẩn bắt đầu tấn công lên vỏ tôm làm vỏ có nhiều chỗ ngã sang vàng, đuôi mòn, cụt râu. Tôm ăn yếu, khó lột, rớt lai rai.
Giai đoạn bệnh nặng: nấm và vi khuẩn tấn công mạnh, xuất hiện các đốm đen, vỏ tôm bị ăn mòn. Nếu bệnh nặng hơn thì sẽ xuất hiện các vết loét do vi khuẩn ăn sâu vào vỏ và thịt tôm. Tôm bỏ ăn, bơi lờ đờ, gan tụy nhạt màu, ốp thân và dẫn đến chết hàng loạt.
Nguyên nhân gây bệnh đốm đen trên tôm
Đến thời điểm hiện tại, nguyên nhân gây bệnh đốm đen trên tôm vẫn chưa có câu trả lời thật chính xác. Do bệnh xuất hiện quanh năm, thời điểm tôm phát bệnh đicùng với nhiều yếu tố môi trường thay đổi thất thường và ký sinh trùng xâm nhập trong thời gian dài.Vì vậy, có thể dự đoán bệnh xuất hiện và chuyển biến nặng là do những tác nhân sau:
Môi trường ao nuôi bị ô nhiễm, thức ăn dư thừa, phân thải không được xử lý sẽ tích tụ ở đáy và lơ lửng trong nước.
Kết quả test mẫu nước cho thấy có sự xuất hiện của nấm, nguyên sinh động vật ký sinh, mật độ vi khuẩn Vibriotăng cao (>102 cfu)… làm mòn vỏ tôm.
Người nuôi ít bổ sung khoáng chất, vitamin định kỳ cho tôm dẫn đến tôm có sức khỏe yếu, lột xác chậm, lâu cứng vỏ.
Khí độc trong nước tăng cao, oxy thấp, tôm lại được thả dày, khi bị stress và tranh ăn dễ gây xây xát tạo nên vết thương, nấm và vi khuẩn từ đó dễ xâm nhập.
Tôm thiếu vitamin C thường xuất hiện các đốm đen ở phần bụng, vỏ ngực và phía dưới vỏ kitin ở chân phụ. Tôm bị bệnh thường chán ăn, cơ thịt có màu đục. Do đó, thiếu vitamin C cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh đốm đen.
Giải pháp phòng tôm bị bệnh đốm đen
Đầu vụ nuôi phải hút bùn đáy, lót vôi đáy, xử lý nấm, vi khuẩn từ vụ trước bằng BKCliều 1 lit/1.500m3 hoặc Chlorine 25kg/1.000m3 trước khi thả tôm giống 5 ngày.
Chọn tôm giống có nguồn gốc rõ ràng, không nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn, nấm.
Trong suốt quá trình nuôi cần duy trì pH ổn định trong khoảng 7-8.3, kiềm > 120mg/l, oxy > 6mg/l, định kỳ 10 – 15 ngày rải vôi CaCO3 để ổn định kiềm và duy trì hệ đệm tốt trong ao.
Định kỳ bổ sung khoáng đa lượng , khoáng vi lượng, vitamin (nhất là vitamin C) vào thức ăn và vào nước giúp tôm có sức đề kháng tốt, khỏe mạnh, lột vỏ thuận lợi.
Định kỳ 7-10 ngày phải kiểm tra mật độ khuẩn đang tồn tại trong ao. Có thể tự kiểm tra bằng đĩa thạch hoặc gửi mẫu đến cơ sở xét nghiệm thủy sản.
Siphong đáy hằng ngày, sử dụng BZT + MICROBACTER từ 3-5 ngày 1 lần để làm sạch nước, phân hủy chất hữu cơ trong ao, giữ môi trường ao nuôi ổn định. Càng về cuối vụ thì càng tăng lượng vi sinh cần tạt hoặc rút ngắn thời gian giữa 2 chu kỳ tạt do lượng thức ăn và phân thải ra nhiều.
Kiểm soát chặt chẽ thức ăn tránh dư thừa.
Kiểm tra nhá tôm thường xuyên để kịp thời phát hiện bệnh lý khác thường trên tôm, nhưng tránh giở nhá khi trời nắng to vì dễ làm tôm giật mình gây cong thân.
Giải pháp trị bệnh đốm đen
Nếu tôm bị nặng, đốm đen >20% đàn, giảm ăn, lột dính vỏ, rớt nhiều, tôm mềm nổi lờ đờ, gan và ruột yếu thì nên xem xét thu tôm vì điều trị cũng không mang lại hiệu quả cao.
Nếu còn ở giai đoạn nhẹ, tôm bị đốm đen < 20% đàn, giảm ăn, mòn vỏ thì vẫn còn cứu chữa được, bà con nên thực hiện phát đồ điều trị như sau:
– Trưa diệt khuẩn bằng IODINE : 1lit/ 1000m3 nước. Cắt cử ăn, chạy quạt liên tục.
– Sau 36 tiếng tiến hành cấy mem vi sinh BZT-BIOSAT : 227g/1000m3 nước lúc 10h sáng, 18h tối đánh 50kg ZEOLITE /1000m3 .
– Ngày thứ 2 cho ăn 50% và trộn kháng sinh gốc CFOTAXIM 10g/kg thức ăn 2 cử sáng- chiều.
– Ngày thứ 3 cho ăn 60% và trộn BETAGLUCAN + SORBITOL+THẢO DƯỢC GAN liều 10g/kg thức ăn để bảo vệ gan.
– Ngày thứ 4 cho ăn 70% và trộn thêm 1 cử VITAMINC30 liều 20g/kg thức ăn để tăng cường đề kháng và phục hồi nhanh chóng.
– Ngày thứ 5 cho ăn 80% và trộn thêm 1 cử CALPHOS+VITAMIN TỎNG HỢP+ GROW ZYME 10g/kg thức ăn, đánh khoáng vào chiều tối kích thích tôm lột xác.