Cách Phòng, Trị Tôm Bị Bệnh Đốm Đen

  • Bệnh đốm đen trên tôm thẻ thường xuất hiện trong các ao nuôi bị ô nhiễm, tôm thả với mật độ dày, hàm lượng khí độc NH3, H2S, NO2 cao, DO < 6ppm, kiềm < 100ppm, độ mặn < 10‰, nhiệt độ nước > 290C trong thời gian dài.
  • Bệnh có thể xuất hiện quanh năm, đặc biệt vào thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi bất thường kéo dài trong 5-10 ngày khiến vi khuẩn bùng phát mạnh. Giai đoạn tôm cần hấp thu nhiều khoáng chất nhất để tăng trưởng chính là giai đoạn tôm từ 35 ngày tuổi trở lên, cũng là lúc bệnh đốm đen dễ xảy ra nhất, tỷ lệ tôm bệnh thường tăng cao.
  • Trong bài viết này, TÂN HOÀNG LONG sẽ chia sẽ với bà con các dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân gây bệnh và cách phòng trị bệnh đốm đen trên tôm để bà con dễ dàng bắt bệnh cũng như xử lý dứt điểm tình trạng này, tránh gây mất mùa mất giá.
  • Dấu hiệu nhận biết tôm bị bệnh đốm đen
  •        phong tri tom bi benh dom den 01
  • Giai đoạn nghi ngờ: tôm có dấu hiệu mỏng vỏ, mềm vỏ, chậm lột, lột lâu cứng vỏ. Tôm bắt mồi yếu, một số tấp mé hoặc bơi lờ đờ, đa số là tôm sắp lột.
  • Giai đoạn bệnh nhẹ: nấm và vi khuẩn bắt đầu tấn công lên vỏ tôm làm vỏ có nhiều chỗ ngã sang vàng, đuôi mòn, cụt râu. Tôm ăn yếu, khó lột, rớt lai rai.
  • Giai đoạn bệnh nặng: nấm và vi khuẩn tấn công mạnh, xuất hiện các đốm đen, vỏ tôm bị ăn mòn. Nếu bệnh nặng hơn thì sẽ xuất hiện các vết loét do vi khuẩn ăn sâu vào vỏ và thịt tôm. Tôm bỏ ăn, bơi lờ đờ, gan tụy nhạt màu, ốp thân và dẫn đến chết hàng loạt.                                

Gọi ngay