Những năm gần đây, nghề nuôi tôm gặp nhiều rủi ro, do ô nhiễm môi trường và dịch bệnh phát sinh. Nguyên nhân là do việc cải tạo, quản lý ao nuôi chưa được tốt, ao sâu không phơi được đáy, dễ bị thẩm thấu từ các ao nuôi khác và từ hệ thống mương cấp, mương thoát. Mặt khác ao nuôi dễ bị ô nhiễm do chất thải từ trên bờ tràn xuống mỗi khi trời mưa làm giảm độ mặn, giảm pH đột ngột, gây sốc cho tôm.
Sau đây xin giới thiệu quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao bán nổi tại Thái Bình:
– Thiết kế ao nuôi
Ao nuôi hình chữ nhật hoặc hình vuông, diện tích 1.400 m
2, bờ ao xây cao 30 – 40 cm so với mặt bằng ao, đáy ao cao hơn so với ao khác 20- 30cm.
Ao được bê tông hóa hoặc lót bạt. Độ sâu nước ao nuôi từ 1,2 – 1,5m, có cống cấp thoát nước riêng biệt, có ao xử lý riêng, có hệ thống quạt nước, sục khí và xi phông đáy.
– Cải tạo ao: Tháo cạn vệ sinh khử trùng xung quanh bờ và đáy ao, tu sửa bờ ao
– Lấy nước xử lý và gây màu
Lấy nước vào ao chứa, chạy quạt 2-3 ngày, dùng Chlorine diệt khuẩn, sau đó chạy quạt 3-5 ngày để giải phóng Chlorine rồi cấp nước vào ao nuôi và gây màu.
– Chọn và thả giống
Mua giống ở cơ sở có uy tín, cỡ P12. Tôm khỏe có đầy đủ phần phụ, kiểm tra bằng cách sốc formol và sốc độ mặn trong 30 phút.
Mật độ thả giống: 120 con/m
2; thả vào sáng sớm, chiều tối; cân bằng nhiệt độ trước khi thả, thả đều các điểm trong ao là tốt nhất.
– Chăm sóc và quản lý
Sử dụng thức ăn công nghiệp chuyên dùng cho nuôi tôm thẻ, hàm lượng đạm trên 30%, phối trộn bổ sung chế phẩm, men vi sinh, Vitamin C vào thức ăn.
Thường xuyên chạy quạt nước tạo ô xy cho tôm nuôi, tăng cường bổ sung sục khí vào những thời điểm thiếu oxy như đêm và sáng.
Cần vệ sinh và xi phông đáy thường xuyên.
– Thu hoạch
Sau 3 tháng nuôi, các điểm tham gia mô hình tiến hành thu hoạch, kích cỡ thu 14-14,3 g/con, tỷ lệ sống 85-86%, sản lượng 4.093,7kg.